vn us

Tư vấn thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép

Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép như thế nào? Thủ tục có phức tạp không? Có bị xử phạt hành chính không? Đây là một trong những vấn đề mà Khách hàng quan tâm hàng đầu và liên tục đặt câu hỏi cho DHLaw. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn trả lời các câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo.

 

 

Cũng giống như thủ tục Hợp thức hóa nhà đất bằng giấy tờ viết tay, việc Hợp thức hóa một căn nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép, đúng theo quy định của nhà nước là vấn đề khá phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Có rất nhiều văn bản, nghị định chồng chéo liên quan đến vấn đề này, nếu như không cẩn thận, bạn có thể phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

Chính vì vậy, việc nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến thủ tục hợp thức hóa nhà đất này ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng. Hiểu được điều này, Công ty Luật DHLaw tư vấn thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thông qua bài viết sau đây.

 

Hợp thức hóa nhà không phép

 

1. Quy định xử lý nhà xây dựng không phép

Nhà xây dựng không phép hay trái phép là một hành vi vi phạm quy định về xây dựng. Chỉ có một số ít các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì không phải xin phép khi xây dựng. Còn đối với các trường hợp khác nằm ngoài các quy định trong điều khoản này thì đều được xem là hành vi xây dựng sai phép và có thể sẽ bị từ chối khi xin hợp thức hóa nhà.

Nghị định số 121/2013/NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì đối với những trường hợp xây dựng nhà không phép, sẽ bị xử phạt hành chính và bị yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ công trình nếu công trình vi phạm này không phù hợp.

Quy định xử phạt hành chính đối với nhà xây không phép được căn cứ theo Khoản 6 điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ - CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quy định về việc Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép cũng được ghi nhận trong Luật xây dựng 2014.

 

2. Thủ tục Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép 

a. Tóm tắt các bước cần thực hiện

- Chuẩn bị đơn xin phép tồn tại hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng;

- Chuẩn bị hồ sơ hợp thức hóa;

- Nộp hồ sơ xin hợp thức hóa tại cơ quan thẩm quyền;

Chi tiết hơn, bạn theo dõi thông tin bên dưới.

b. Chi tiết thủ tục hợp thức hóa nhà không phép

Bạn cần phải xác định trường hợp xây dựng nhà không phép, trái phép của mình là lý do gì? Đối với những căn nhà sau khi đã xây dựng và phát hiện trái phép thì cần phải được xin phép tồn tại hoặc là điều chỉnh giấy phép xây dựngTheo Luật xây dựng 2014 và Thông tư số 05/2015/TT - BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về quản lý xây dựng thì cần phải có đơn xin phép tồn tại công trình trái phép, đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng và giải trình của chủ nhà về lý do xây nhà trái phép.

Tiếp theo, dựa vào các quy định về hồ sơ Thông tư số 05/2015/TT - BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng thì hợp thức hóa nhà cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết sau:

  • Giấy phép xây dựng;

  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;

  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;

  • Một số giấy tờ khác theo quy định pháp luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ tiến hành nộp tại UBND quận/ huyện trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép/ trái phép đối với nhà ở riêng lẻ và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận/ huyện;

Liên hệ với UBND cấp xã trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép đối với nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã. Khi được xác định đủ hồ sơ, sẽ thực hiện các thủ tục tài chính và chờ đợi thời gian được hợp thức hóa nhà không phép thành công.

 

3. Các câu hỏi liên quan

a. Mua đất có nhà xây dựng không phép

Câu hỏi của khách hàng gửi tới DHLaw:

Tôi định mua đất có cả nhà. Đất ở Bình Dương, đã có sổ đỏ. Nhưng khi tôi xem sổ thì thấy phần nhà ghi là Chưa đăng ký nhà ở. Hỏi ra thì mới biết, nhà xây dựng không có giấy phép nên chưa thể làm thủ tục đăng ký sở hữu nhà ở. Vậy mong luật sư cho biết, tôi mua căn nhà trên có được không? Tôi có bị chịu phạt nếu cơ quan nhà nước phát hiện nhà xây không phép? Cảm ơn luật sư.

Tư vấn của luật sư:

Thứ nhất: Bạn vẫn có thể mua căn nhà này nếu đủ điều kiện kinh tế. Tuy nhiên sẽ chỉ được công nhận quyền sử dụng đất, còn nhà ở thì không được công nhận.

Thứ hai: Bạn sẽ không bị phạt hành chính vì bạn không phải là chủ đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, căn nhà vẫn có thể sẽ bị tháo dỡ nếu bị phát hiện là không phù hợp với quy hoạch của địa phương. Nếu có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 02 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Thứ ba: Nếu muốn thực hiện  thủ tục sang tên sổ đỏ, bạn sẽ phải dỡ bỏ căn nhà, sang tên xong thì xin cấp lại giấy phép xây dựng rồi mới xây nhà. Hoặc yêu cầu chủ cũ thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà đất trước, sau đó mới thực hiện thủ tục sang tên.

b. Xây nhà rồi mới xin giấy phép xây dựng có được không?

Như đã trình bày trước đó, nếu căn nhà không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ. Ngược lại, với những căn nhà đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng thì cần làm thủ tục xin giấy phép xây dựng. Cả hai trường hợp đủ và không đủ điều kiện xin giấy phép sẽ đều bị xử phạt hành chính.

Những điều kiện để nhà xây sai phép không bị tháo dỡ:

– Vi phạm xảy ra từ ngày 4/1/2008 và kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới bị phát hiện hoặc bị phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có biên bản xử phạt.

– Không vi phạm chỉ giới xây dựng

– Không ảnh hưởng các công trình lân cận

– Không có tranh chấp

– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp

– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 

4. Liên hệ nhận tư vấn miễn phí

Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép mà DHLaw gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề của mình. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp Dịch vụ Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép để giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức.

Tham khảo thêm: Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất ở TPHCM

Với kinh nghiệm xử lý nhiều hồ sơ Đất đai khó cùng với đội ngũ Luật sư – Chuyên viên pháp lý trình độ chuyên môn cao, tận tâm, nhiệt huyết với nghề, DHLaw tự tin mang đến cho bạn những lời khuyên bổ ích nhất về thủ tục Hợp thức hóa nhà đất.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng