Trong cuộc sống hiện nay, tranh chấp đất đai là một trong những sự việc vẫn thường xuyên diễn ra. Mặc dù thuật ngữ tranh chấp đất đai này nghe khá là quen thuộc, thế nhưng không hẳn ai cũng hiểu khi nghe về nó. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Và cần phải làm gì khi xảy ra tranh chấp đất đai? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hiểu thế nào là tranh chấp đất đai?
Mỗi người có lối tư duy, cách suy nghĩ khác nhau. Vì thế họ hiểu về việc tranh chấp đất đai cũng sẽ không giống nhau. Khi được hỏi về tranh chấp đất đai, có người hiểu đơn giản, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Có người lại cho rằng, tranh chấp đai là tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, ranh giới địa chính, mục đích sử dụng đất,... Vậy chính xác tranh chấp đất đai là gì?
Khoản 24 Điều 3 Luật đât đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Như vậy, tranh chấp đất đai trong Luật đât đai 2013 là một khái niệm bao hàm cả tranh chấp quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản gắn liền với đất; Tranh chấp về địa giới hành chính;
Tranh chấp đất giữa người sử dụng hợp pháp với cá nhân khác.
Chúng tôi đã có bài viết trình bày chi tiết về vấn đề này, bạn quan tâm hãy tham khảo chuyên mục: Trường hợp tranh chấp đất đai;
Khi đã hiểu hơn về khái niệm tranh chấp đất đai, thì vấn đề giải quyết cũng sẽ đơn giản hơn. Đặc biệt trong trường hợp người chủ sở hữu đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác chứng minh được quyền này (đã được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP), thì yêu cầu tranh chấp của bên còn lại là không có cơ sở. Những giấy tờ, tài liệu liên quan bảo vệ quyền sử dụng đất của người chủ sở hữu bao gồm:
Điều 100 Luật đất đai 2013
Bạn tham khảo tại chuyên mục: Điều kiện được cấp sổ đỏ lần đầu
Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:
a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
6. Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó
Trong trường hợp người sử dụng thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ có thể chứng minh quyền sử dụng đất như đã đề cập ở trên, thì căn cứ giải quyết sẽ theo điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Tức là người đang bị tranh chấp cần thu thập đủ những tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của mình. Giấy tờ, tài liệu cần tìm có thể là:
Sau khi chuẩn bị được các giấy tờ, tài liệu nêu trên, các bên tranh chấp đất đai cần đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.
Trên đây là bài viết chia sẻ của công ty tư vấn luật DHLaw. Hi vọng với bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn với câu hỏi tranh chấp đất đai là gì? Hướng giải quyết khi có tranh chấp đất? Nếu còn thắc mắc, cần được tư vấn, bạn hãy liên hệ tới DHLaw theo thông tin bên dưới để được các luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm hỗ trợ kịp thời.
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Xem thêm