vn us

Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay

Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay tại Việt Nam gia tăng. Không những về số lượng mà còn phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Chi tiết hơn về thực trạng tranh chấp đất, bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

 

Thực trạng tranh chấp đất đai

 

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay

Mặc dù tranh chấp đất hiện nay diễn ra nhiều và phức tạp nhưng tập trung chủ yếu vẫn thuộc vào một trong các dạng sau đây:

 - Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất;

 - Tranh chấp liên quan đến các giao diện về quyền sử dụng đất;

 - Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;

 - Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất;

DHLaw chúng tôi đã có bài viết phân tích chi tiết về vấn đề này. Để rõ hơn, bạn tham khảo thêm tại chuyên mục:  Những trường hợp phổ biến về tranh chấp đất đai.

 

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như:

 - Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở;

 - Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm;

 - Việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời;

 - Đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến;

 - Và một vài nguyên nhân khác;

 

Thực trạng tranh chấp đất đai ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ

Các tranh chấp đất đai diễn ra ở hầu hết các địa phương. Tính bình quân trong cả nước, tranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh. Bạn có thể tham khảo các số liệu thống kê sau:

a. Mức độ và xu hướng của các tranh chấp đất đai ở tỉnh ĐăkLăk

Loại tranh chấp Mức độ Xu hướng
1. Tranh chấp giữa đồng bào tại chỗ với nông trường, lâm trường Trước: Phổ biến, căng thẳng Nay: Giảm
2. Tranh chấp giữa đồng bào tại chỗ với đơn vị quân đội Trước: Phổ biến, căng thẳng Nay: Giảm
3.Tranh chấp giữa đồng bào tại chỗ với
đồng bào di cư
Trước: Phổ biến, căng thẳng Nay: Giảm
4. Tranh chấp liên quan đến giải phóng mặt bằng, bồi thường Phổ biến, căng thẳng Không giảm
5. Tranh chấp liên quan đến các giao dịch đất đai (chuyển nhượng, cho thuê…) Phổ biến Tăng
6.Tranh chấp liên quan đến thừa kế QSDĐ Còn ít Có thể gia tăng
7. Tranh chấp liên quan đến ranh giới các thửa đất Càng ngày càng nhiều Tăng

b. Mức độ và xu hướng của các tranh chấp đất đai ở tỉnh Sóc Trăng

Loại tranh chấp Mức độ Xu hướng
1. Tranh chấp liên quan đến đòi lại đất cũ Trước đây: Phổ biến, căng thẳng Giảm
2. Tranh chấp liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất Phổ biến Tăng
3.Tranh chấp liên quan đến các giao dịch đất đai (chuyển nhượng, cầm cố đất đai…) Càng ngày càng phổ biến Tăng
4.Tranh chấp liên quan đến ranh giới các thửa đất Phổ biến Tăng
5. Tranh chấp liên quan đến giải phóng mặt bằng, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Phổ biến, căng thẳng Không giảm
6. Tranh chấp giữa chùa với các hộ gia đình sống trên đất của chùa Mới, còn ít  
7.Tranh chấp giữa chùa với trường học/chính quyền Mới, còn ít  

Đơn thư khiếu nại về đất đai tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng cao nhất cả nước

Theo báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ hơn 70%. Trong đó, Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng có tỷ lệ khiếu nại về đất đai dẫn đầu cả nước.

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết:

 - Trước năm 2013, mỗi năm Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được từ 6.000 đến 10.000 đơn.

 - Sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay (năm 2018), đơn thư gửi đến Bộ giảm dần, năm 2017 chỉ còn 3.500 đơn.

 - Trong đó, gần 2% số vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ, năm 2016 là 18 vụ, năm 2017 là 25 vụ; Hơn 80% đơn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương;

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa 14 cho thấy, đơn khiếu nại chiếm 70%, đa số là đơn có nội dung khiếu nại liên quan đến việc áp dụng chính sách pháp luật đất đai trước năm 2013. Cụ thể:

+ Khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, khoảng 26%;

+ Khiếu nại liên quan đến giá bồi thường, khoảng 21%;

+ Khiếu nại liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoảng 22%;

+ Khiếu nại liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, cho thuê đất...khoảng 01%;

+ Đơn tranh chấp đất đai chiếm 12% (đa số tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân);

+ Đơn đòi lại đất cũ chiếm 7%;

+ Đơn tố cáo sai phạm về đất đai 11%;

Tại một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo tương đối cao. Trong đó, thực trạng nộp đơn giải quyết mâu thuẫn đất đai tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng cao nhất cả nước. Cụ thể:

  • TP. Hà Nội : 2.072 đơn;
  • TP. Hồ Chí Minh : 1.125 đơn;
  • TP. Đà Nẵng :132 đơn;

Hướng giải quyết

Sử đổi, bổ xung của luật đất đai

Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, gồm:

 - Luật Đất đai năm 1987;

 - Luật Đất đai năm 1993;

 - Luật Đất đai năm 2003;

 - Luật Đất đai năm 2013;

Trong đó quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân (UBND) và Tòa án nhân dân (TAND). Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới chỉ "dừng lại" ở mức độ chung chung. Nên trên thực tế, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai bị chồng chéo, đùn đẩy giữa UBND và TAND.

Khắc phục những nhược điểm này, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tương đối cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn.

Chi tiết đã được DHLaw trình bày trước đó, bạn tham khảo thông tin tại chuyên mục: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai các cấp.

Hướng giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận:

 - Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn nhiều bất cập;

 - Chưa đảm bảo sinh kế cho người bị thu hồi;

 - Phát sinh nhiều chi phí;

 - Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa kịp thời và chặt chẽ.

Tất cả là một trong số rất nhiều lý do gây bất cập, từ đó dẫn tới tranh chấp đất đai. Để khắc phục, đồng thời giải quyết triệt để tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết:

 - Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, quản lý về đất đai trên phạm vi cả nước;

 - Đẩy mạnh tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai;

 - Xử lý trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý đất để xảy ra tình trạng tranh chấp đất;

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng