Thực trạng bạo lực gia đình đang ngày càng báo động đến toàn xã hội. Bạo lực gia đình không chỉ bào mòn các giá trị đạo đức của một cá nhân mà nó còn làm xói mòn cả một giá trị đạo đạo đức truyền thống tốt đẹp. Nó là tác nhân gây nên sự đổ vỡ một hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và an ninh trật tự.
[toc]
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì: "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình."
Chẳng hạn,
Chuyện của chị Hoài ở ấp Hòa Phú, xã Hòa Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long là ví dụ. Ngày 8/3 nhưng chị phải chịu tủi nhục ê chề với hàng xóm. Chồng chị là Huỳnh Văn Danh cần tiền đánh bạc, chị móc túi đưa 50.000 đồng. Chơi thua, Danh đổ quạu lấy dao kề cổ vợ vì cho rằng vợ đưa tiền quá "kẹo". Đau quá, chị Hoài phải dịn vết thương, lén đến trạm y tế băng bó. Lấy cớ vợ ra khỏi nhà không xin phép, Danh hầm hừ đuổi theo. Bất chấp người qua lại đang nhìn trân trân, anh ta nắm đầu vợ, lột sạch quần áo. Tồng ngồng, chị Hoài phải chạy vào nhà một người quen mượn quần áo rồi bỏ đi. Nghi vợ mình đi tố cáo công an nên Danh lại rượt theo xé nát đồ của vợ vừa mượn hàng xóm. (Nguồn: vnexpress)
Cái gì cũng có nguyên do của nó và bạo hành gia đình cũng không là ngoại lệ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành gia đình?
- Đó có thể là người chồng say rượu hoặc mượn cớ say rượu để đánh đập vợ con.
- Đó cũng có thể nguyên nhân về tài chính kinh tế. Điều kiện kinh tế quá khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình.
- Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó chính là do nghiện cờ bạc, nợ nần.
- Do thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhiều người cho rằng hành vi bạo lực không có vi phạm pháp luật và cho rằng mình có quyền dạy bảo vợ không ai được can thiệp.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hành vi bạo hành gia đình như: ghen tuông, ngoại tình, nghiện ngập,...
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Dưới đây là những con số "biết nói" về thực trạng bạo hành gia đình theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh.
Trong 10 năm qua, tính từ giữa 2009 đến tháng 6/2018 số vụ BLGĐ có giảm nhưng hành vi thực ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn. Cụ thể toàn thành phố xảy ra 1.877 vụ BLGĐ. Trong đó,
- Bạo hành thân thể chiếm 61.4% tương đương 1.152 vụ.
- Bạo hành tinh thần chiếm 30,8% (578 vụ).
- Về kinh tế chiếm gần 7% và hơn 1% về tình dục.
Đa phần nạn nhân của các vụ BHGĐ là nữ và chiếm đến 86%. Họ chịu đựng đủ các hình thức bạo hành, phần lớn hình thức là bạo hành thân thể. Ngoài ra, họ còn bạo hành tinh thần và tình dục với những mức độ khác nhau.
- Bạo hành ngoài tổn thương về thể xác thì nó còn làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý.
- Người bị bạo hành luôn sống trong lo âu bồn chồn, sợ sệt.
- Có trường hợp người vợ do chịu đựng quá sức đã phát bệnh tâm thần.
- Sẽ phá hủy mối quan hệ vợ chồng; cha mẹ - con cái; ông bà - cháu,..họ cảm thấy cô đơn ngay chính trong gia đình của mình.
- Đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo hành gia đình.
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.
- Nếu như trẻ em dưới 5 tuổi thì sẽ khóc nhiều, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ,...
- Với trẻ em trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực, vụng về, lóng ngóng và hay gây rối,...
- Với trẻ vị thành niên: tình trạng học hành sa sút, bỏ học, phạm tội, uống rượu,hút thuốc,...
- Ly thân, ly hôn.
- Tốn tiền điều trị và phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
- Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo.
- Nếu không xử lý nghiêm ngặc, triệt để xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề thực trạng bạo hành gia đình mà Luật DHLaw muốn chia sẻ đến Qúy độc giả. Hy vọng nội dung bài viết sẽ bổ ích cho bạn. Nếu còn bất cứ điều gì chưa rõ thì có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí tại TPHCM. Hoặc liên hệ qua thông tin cung cấp sau.
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.