vn us

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh


Hiện nay, doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách mở địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh nhưng lại gặp những khó khăn như nêu trên thì đừng bỏ qua các bước hướng dẫn chi tiết ngay trong bài viết này.

Hotline hỗ trợ 24/7: 0909 854 850

 

 

1. Địa điểm kinh doanh là gì?


Trước khi chuẩn bị hồ sơ và tiến trình thực hiện thủ tục thì bạn cần hiểu rõ khái niệm thế nào về địa điểm kinh doanh.

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thì: địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.

2. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh


Quá trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cần trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ thành lập địa điểm kinh doanh:

- 02 bản CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng không quá 03 tháng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Bước  2: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh:

- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, Tên địa điểm kinh doanh dự định thành lập, tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ "Địa điểm kinh doanh" đối với đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh;

- Địa chỉ dự tính đặt địa điểm kinh doanh.

- Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh là: Giao dịch và tiếp thị.

Bước  3: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:

- Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập địa điểm kinh doanh;

- Quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc thành lập địa điểm kinh doanh;

- Quyết định bổ nhiệm của giám đốc đối với người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh.

Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả.

3. Địa điểm kinh doanh được đặt ở đâu?


Nếu như trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay từ ngày 10/10/2018 doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Phụ lục II-8 Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT quy định: địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

4. Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh


- Người đứng tên thành lập địa điểm kinh doanh là ai?

- Có cần khắc con dấu mới cho địa điểm kinh doanh hay không?

- Chức năng kinh doanh của địa điểm kinh doanh là gì?

- Địa điểm kinh doanh hạch toán thuế về đâu?

- Thủ tục về kê khai thuế, cần đóng bao nhiêu thuế cho địa điểm kinh doanh?

- Địa điểm kinh doanh có được phát hành hóa đơn đỏ hay không?

Bạn có thể liên hệ với Luật DHLaw để được tư vấn cụ thể hơn về các lưu ý này qua Hotline: 0909 854 850.

5. Liên hệ nhận tư vấn 24/7

Liên hệ tư vấn miễn phí
Liên hệ tư vấn miễn phí

Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mà Luật DHLaw hướng dẫn Khách hàng tự thực hiện. Nếu Qúy khách cần tư vấn hoặc hỗ trợ dịch vụ thì có thể liên hệ với Luật DHLaw để được hỗ trợ từ A-Z.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850

Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng