Trong quá trình hoạt động, đôi khi các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi địa điểm kinh doanh vì một số lý do nào đó. Nếu việc di chuyển chỉ diễn ra cùng quận huyện thì vấn đề không quá phức tạp; nhưng nếu thay đổi địa chỉ khác quận/huyện hay thậm chí là khác tỉnh/thành phố thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để hoàn tất thủ tục.
Vậy thủ tục gồm những gì? Trình tự thực hiện ra sao? Thay đổi địa điểm kinh doanh khác tỉnh/thành phố, quận/huyện có những thuận lợi và bất lợi gì? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu để biết rõ hơn.
Trong kinh doanh thường nhiều người rất hạn chế việc thay đổi địa chỉ trụ sở, chi nhánh vì sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, có thể bị mất đi một số khách hàng cũ...
Nhưng đôi khi có những trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi địa chỉ kinh doanh của mình; chẳng hạn như:
- Do nhu cầu phát triển thị trường mới.
- Bị chủ sở hữu thu hồi đất cho thuê.
- Để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn.
- Bị lấy lại văn phòng.
- Mở rộng quy mô công ty nên bắt buộc phải tìm địa điểm khác có không gian làm việc rộng rãi hơn.
- Địa chỉ hiện tại không còn phù hợp để tiếp tục hoạt động kinh doanh...
Dù là lý do gì thì khi tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần hoàn thành các thủ tục với cơ quan Nhà nước; nhằm đảm bảo yếu tố quản lý được thực hiện hiệu quả.
- Thay đổi môi trường mang đến sự mới mẻ trong kinh doanh.
- Tạo cơ hội tiếp cận các thị trường mới.
- Mở rộng quy mô kinh doanh.
- Thúc đẩy sự phát triển của công ty.
- Tiếp cận môi trường làm việc thoải mái giúp nâng cao năng suất hiệu quả hơn.
- Nằm gần trung tâm thành phố hơn.
- Có thể sẽ gây khó khăn trong việc đi lại đối với một số khách hàng cũ.
- Phải thay đổi các thông tin liên quan như: hóa đơn, chứng từ, bảng hiệu công ty...
- Phải bắt đầu thích nghi với môi trường mới.
Khi tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh khác tỉnh/thành phố; quận/huyện thì doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:
- Giấy thông báo về việc thay đổi địa điểm kinh doanh.
- Biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ công ty.
- Quyết định về việc thay đổi địa chỉ công ty.
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Bản kê khai thuế và giấy xác nhận đã hoàn tất nghĩa vụ thuế tại địa điểm cũ.
- Giấy ủy quyền nếu sử dụng các dịch vụ pháp lý.
- Thông báo về việc sử dụng con dấu mới.
- Bước 1: Nộp hồ sơ thay đổi địa điểm kinh doanh đã chuẩn bị sẵn lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
- Bước 3: Khắc dấu mới.
- Bước 4: Đăng tải mẫu dấu mới lên Cổng thông tin quốc gia.
- Bước 6: Xử lý các hóa đơn GTGT cũ.
Sau khi đã hoàn tất các bước thay đổi địa điểm kinh doanh khác tỉnh/thành phố; quận/huyện thì điều cuối cùng doanh nghiệp cần làm là xử lý các hóa đơn cũ.
Cách xử lý hóa đơn tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể như sau:
- Nếu hóa đơn cũ vẫn còn và doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng thì phải:
+ Gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Thực hiện đóng dấu tên và địa chỉ mới bên cạnh tiêu thức trên hóa đơn cũ.
- Nếu doanh nghiệp không muốn sử dụng tiếp hóa đơn cũ thì tiến hành thủ tục hủy hóa đơn theo quy định pháp luật.
- Nếu hóa đơn cũ vẫn còn và doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng thì phải:
+ Gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến cơ quan thuế tại địa điểm mới.
+ Khai báo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế tại địa điểm mới.
+ Đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn.
+ Gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng.
- Nếu doanh nghiệp không muốn sử dụng tiếp hóa đơn cũ thì phải:
+ Tiến hành hủy số hóa đơn chưa sử dụng hết.
+ Thông báo đầy đủ kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế tại địa điểm mới.
+ Tiến hành thông báo in hóa đơn mới với cơ quan thuế tại địa điểm mới.
Khi thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Trong lúc đang tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp không được phép xuất hóa đơn.
- Doanh nghiệp phải chú ý thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế trước khi tiến hành thủ tục thay đổi.
- Doanh nghiệp phải nộp báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn trong thời gian gần nhất cho cơ quan thuế.
- Khi muốn sử dụng tiếp hóa đơn cũ, doanh nghiệp phải làm bản thông báo chốt hóa đơn với cơ quan thuế tại địa điểm cũ. Sau đó khắc con dấu có địa chỉ mới và nộp hồ sơ thông báo với cơ quan thuế tại địa điểm mới.
- Doanh nghiệp phải tiến hành hủy hóa đơn cũ theo quy định của pháp luật và báo cáo với cơ quan thuế trước khi in hóa đơn mới.
Sau khi xem qua những thông tin trên; nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.
Xem thêm:
>> Nộp thuế qua mạng và cách thức tiến hành
>> Báo giá dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.