DHLaw tư vấn trường hợp đấu thầu đất đai, những quy định về hồ sơ và thủ tục thực hiện việc đấu thầu quyền sử dụng đất trong năm 2020. Theo dõi nội dung bài viết hoặc liên hệ tới Hotline 0909 854 850 để được giải đáp luật đấu thầu quyền sử dụng đất miễn phí qua điện thoại.
a. Nguyên tắc đấu giá đất
Dựa trên quy định về đấu giá nói chung và những đặc điểm riêng của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, quy định về đấu thầu quyền sử dụng đất ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia đấu giá. Theo quy định tại điều 117 Luật đất đai 2013, nguyên tắc trong đấu giá đất cần đảm bảo hai vấn đề sau:
b. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất
Không phải với bất kì trường hợp nào cũng được tham gia đấu giá đất. Chỉ có những trường hợp cụ thể được nêu tại điều 118 Luật đất đai 2013 mới đủ điều kiện tiến hành đấu giá. Cụ thể:
c. Trường hợp không được đấu giá
Bên cạnh các trường hợp được phép tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, Luật đất đai 2013 cũng nêu ra các trường hợp không được phép tham gia. Cụ thể:
d. Điều kiện để tổ chức đấu giá
Đối với những cơ quan là đơn vị tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất chỉ được tổ chức đấu giá khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật:
Những quy định nêu trên, ngoài việc đảm bảo cho quy trình đấu thầu quyền sử dụng đất được diễn ra thuận lợi, còn đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá này. Hơn thế nữa, vì đất đai và nhà ở là tài sản mang giá trị lớn, thế nên càng quy định rõ ràng bao nhiêu thì việc sử dụng đất sau đấu giá được đảm bảo hiệu quả bấy nhiêu.
e. Về người tham gia đấu giá
Khi tham gia vào hoạt động đấu giá thì trong từng trường hợp nhất định mà điều kiện của người tham gia cần phải đáp ứng là khác nhau. Điều 118 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật đất đai 2013; phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật đất đai 2013 đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
g. Xác định giá khởi điểm để đấu giá
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.
Người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá, hình thức bán đấu giá quy định tại Nghị định 62/2017/NĐ-CP để bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá hoặc người đại diện của người đó.
Tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản là bất động sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá, chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Phí tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
Cuộc bán đấu giá tài sản phải được tiến hành liên tục theo trình tự:
Mở đầu cuộc bán đấu giá tài sản, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá:
Đấu giá viên yêu cầu người tham gia trả giá. Sau mỗi lần người tham gia trả giá, đấu giá viên thông báo công khai về giá đã trả cho người người tham gia đấu giá tài sản.
Nếu sau ba lần đấu giá viên nhắc lại giá cao nhất đã trả mà không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên công bố người mua được tài sản bán đấu giá. Sau khi đấu giá viên công bố, người mua được tài sản bán đấu giá được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
Trong trường hợp giá cả cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá tài sản coi như không thành.
Diễn biến của cuộc bán đấu giá tài sản phải được ghi vào biên bản bán đấu giá tài sản. Biên bản bán đấu giá tài sản phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, người ghi biên bản, một người tham gia đấu giá và một người tham dự cuộc bán đấu giá (nếu có). Kết quả cuộc bán đấu giá tài sản được ghi vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản.
Trong trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá.
Trên đây là những thông tin cơ bản quy định về đấu thầu đất đai trong năm 2020. Bạn lưu ý, tại thời điểm bạn tham khảo bài viết này, có thể một số quy định cũ đã được thay đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất. Để có được những thông tin chính xác nhất, hoặc cần tư vấn thêm thông tin hồ sơ tham gia đấu giá, bạn vui lòng liên hệ tới công ty luật DHLaw theo địa chỉ dưới đây. Chân thành cảm ơn!