vn us

Tặng cho tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Quy định tặng cho tài sản là một nội dung quan trọng của Bộ luật dân sự (BLDS). Việc tặng cho tài sản phải được lập thành văn bản theo hình thức hợp đồng dân sự và có thể cần chứng thực tùy thuộc vào quy định đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Dưới đây là chi tiết các quy định tặng cho tài sản theo BLDS 2015.

Tặng cho tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

 

Hợp đồng tặng cho tài sản tặng cho tài sản là gì?

Điều 457 BLDS quy định:

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Các loại hợp động tặng cho tài sản

- Tặng cho động sản

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

- Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Tham khảo thêm thủ tục tặng cho tài sản để biết các bước thực hiện như thế nào.

Xem thêm: >>>  Luật sư tư vấn pháp lý giỏi tại TPHCM <<<

                   >>>  Luật sư tư vấn thừa kế giỏi tại TP.HCM <<<

Quyền lợi và nghĩa cụ của các bên trong hợp đồng tặng cho

- Quyền, nghĩa vụ của bên tặng cho tài sản

* Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình

Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.

* Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho

Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho

- Quyền nghĩa vụ của bên nhận tài sản tặng cho

Người tặng cho tài sản có thể đưa ra các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tặng cho. Bên nhận tài sản nếu đồng ý với các điều kiện này thì phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo nội dung hợp đồng.

Điều 462 BLDS 2015 quy định tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Xem thêm mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phổ biến thường dùng. 

Trên đây là phần chia sẻ về những quy định liên quan đến tặng cho tài sản theo Bộ luật dân sự hiện hành. Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp ích được cho độc giả đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề này.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Bài viết liên quan
Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng