Di chúc cần có đầy đủ các phần nội dung nhằm đảm bảo tính hợp pháp. Trong đó nội dung chính là thông tin của người lập di chúc và phần di sản thừa kế. Cụ thể
nội dung di chúc gồm những gì? bài viết sau đây sẽ làm rõ thắc mắc này cùng độc giả
Dưới đây tổng hợp những nội dung chính trong một bản di chúc thừa kế mà một bản
di chúc hợp pháp cần đáp ứng.
1.
Thông tin người lập di chúc
- Ngày, tháng, năm tiến hành lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Người lập di chúc cần kê khai chính xác phần lý lịch của bản thân, đảm bảo không có bất cứ sai lệch nào về thông tin, làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp của di chúc.
2.
Thông tin các tài sản thừa kế
- Là toàn bộ những tài sản chung và tài sản riêng của người lập di chúc (người để lại di sản). Bao gồm thông tin cụ thể và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp các tài sản.
- Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….
- Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
- Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…
3.
Thông tin người, cơ quan tổ chức hưởng thừa kế
- Phần thông tin của người, cơ quan, tổ chức mà người lập di chúc muốn để lại tại sản phải ghi đầy đủ, chi tiết.
- Nội dung về lý lịch của người nhận tài sản nên ghi rõ bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân với ngày cấp, cơ quan cấp, địa chỉ thường trú. . .Nếu được có thể bổ sung cả thông tin về Giấy khai sinh nếu là người có quan hệ huyết thống và một số giấy tờ khác để chứng minh quan hệ (nếu có).
- Hưởng di sản thừa kế là cơ quan tổ chúc phải ghi rõ tên, địa chỉ đang hoạt động cùng với
4.
Phần ý nguyện của người lập di chúc
- Phần ý nguyện là phần nếu người để lại di chúc có gì muốn dặn dò thêm người nhận di chúc.
- Có thể có phần này hoặc không có phần này. Ví dụ về việc yêu thương anh em, trông nom nhà cửa…
5.
Thông tin phần di sản dùng vào việc thờ cúng (nếu có)
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
6.
Phần di sản tặng, cho (nếu có)
- Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
- Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
7.
Thông tin người làm chứng (nếu có)
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
8.
Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
- Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
- Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật dân sự 2015.
9.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
- Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.
- Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
- Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật dân sự 2015.
10. Với di chúc có công chứng, chứng thực
- Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
- Khi muốn công chứng di chúc thì người lập di chúc bắt buộc phải tự mình đến tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng di chúc mà không được ủy quyền cho người khác.
11.
Lưu ý
Ngoài những hướng dẫn điền thông tin của người lập di chúc, người hưởng di sản cùng chi tiết về tài sản thừa kế. Thì để lập được bản di chúc hợp pháp đúng quy định cần tuân thủ theo những điều kiện như sau
- Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập thành văn bản mới được lập di chúc miệng
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu
- Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
- Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa
- Nếu người lập di chúc không có người làm chứng thì người đó bắt buộc phải tự viết và tự ký tên vào bản di chúc đó.
Trên đây là phần trình bày về nội dung chính của một bản di chúc thừa kế. Nếu độc giả còn thắc mắc vễ
cách lập di chúc nói riêng hay pháp luật thừa kế nói chung. Vui lòng liên hệ qua Hotline: 090854850 để nhận tư vấn trực tiếp từ Luật sư DHLaw của chúng tôi.
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng! Trân trọng./.