Luật viên chức có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 và vẫn thi hành thì đến nay. Tuy nhiên, để bắt kịp những thay đổi, phát triển của xã hội và đất nước thì bộ luật này đã được sửa chữa, bổ sung thêm những điều khoản mới.
Nội dung cụ thể như thế nào hãy cùng DHLaw tìm hiểu để biết rõ hơn và có cái nhìn tổng quát về ngành nghề viên chức tại Việt Nam.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào các vị trí thuộc những tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội thành lập hay gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Luật viên chức là những quy định được Nhà nước đưa ra nhằm quản lý công việc viên chức.
Luật viên chức được lập ra để điều chỉnh các vấn đề như:
- Quy định về viên chức.
- Quyền nghĩa vụ của viên chức.
- Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Khi hoạt động trong nghề nghiệp thì viên chức cần phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc sau:
- Viên chức phải tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra sai sót trong quá trình làm việc.
- Viên chức phải hết lòng, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Viên chức phải tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ.
- Viên chức phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
- Viên chức phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
Khi làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
- Viên chức được pháp luật bảo vệ các quyền lợi chính đáng.
- Viên chức được hưởng các chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Viên chức được sử dụng các trang bị, thiết bị phục vụ cho vị trí của mình.
- Viên chức được hỗ trợ đầy đủ thông tin về công việc.
- Viên chức được quyền quyết định vấn đề liên quan đến công việc được giao.
- Viên chức được quyền từ chối các công việc vi phạm pháp luật.
- Viên chức được hưởng các quyền lợi nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Viên chức được trả lương tương xứng.
- Viên chức được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi cụ thể theo quy định Nhà nước.
- Viên chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm.
- Viên chức được hỗ trợ công tác phí.
- Viên chức được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương.
- Viên chức được phép nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật.
- Viên chức được nhận khoản tiền cho những ngày không nghỉ theo phép năm.
- Viên chức làm việc tại một số khu vực nhất định có quyền gộp ngày nghỉ phép 2 năm dùng cho một lần.
- Viên chức được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo pháp luật.
- Viên chức được quyền góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh...
Đối với nghề viên chức, Nhà nước có quy định rõ ràng các nghĩa vụ phải thực hiện trong Luật viên chức như sau:
- Viên chức có nghĩa vụ phải chấp hành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
- Viên chức phải có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Viên chức phải có kỷ luật và trách nhiệm nghề nghiệp.
- Viên chức có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định tại nơi làm việc.
- Viên chức có nghĩa vụ bảo vệ bí mật quốc gia.
- Viên chức có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ của công.
- Viên chức phải rèn luyện đạo đức, quy tắc ứng xử.
- Viên chức có nghĩa vụ bảo đảm thời gian và chất lượng công việc được giao.
- Viên chức có nghĩa vụ phối hợp với đồng nghiệp hoàn thành công việc.
- Viên chức phải chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
- Viên chức có trách nhiệm nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
- Viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng khi làm việc với người dân.
- Viên chức phải có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn.
- Viên chức không được gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân.
- Viên chức phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Ngoài những điều kể trên, Luật viên chức còn đưa ra nhiều quy định nghiêm cấm các hành vi như:
- Viên chức không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc.
- Viên chức không được kéo bè phái, gây mất đoàn kết.
- Viên chức không được tự ý bỏ việc, tham gia đình công.
- Viên chức không được sử dụng tài sản của cơ quan trái pháp luật.
- Viên chức không được phân biệt đối xử dưới mọi hình thức.
- Viên chức không được có hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền và nhân dân.
- Viên chức không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Để được đăng ký dự tuyển theo Luật viên chức thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Người tham dự có quốc tịch và cư trú tại Việt Nam.
- Người tham dự từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Người tham dự có thể dưới 18 tuổi nhưng chỉ được đăng ký một số lĩnh vực hạn chế như: văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Và phải có văn bản đồng ý của người giám hộ theo pháp luật.
- Người tham dự phải có lý lịch rõ ràng.
- Người tham dự phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc năng khiếu phù hợp với vị trí ứng tuyển.
- Người tham dự phải có đầy đủ điều kiện về sức khoẻ.
Những đối tượng không được phép đăng ký; bao gồm:
- Người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người đang chấp hành bản án hình sự.
- Người đang bị cưỡng chế chữa bệnh; giáo dục; giáo dưỡng theo quy định pháp luật.
Cán bộ, công chức và viên chức khác nhau ở rất nhiều điểm; cụ thể như sau:
- Cán bộ: Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện.
- Viên chức: Trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Công chức:
+ Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhưng không phải sĩ quan, quân nhân.
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng không phải sĩ quan, hạ sĩ.
+ Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.
- Viên chức: Được tuyển dụng.
- Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm.
- Cán bộ: Không phải thực tập.
- Viên chức: Từ 03 - 12 tháng.
- Công chức:
+ 12 tháng với công chức loại C.
+ 06 tháng với công chức loại D.
- Cán bộ + Công chức: Không có hợp đồng.
- Viên chức: Có hợp đồng.
Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.
Xem thêm:
>> Sống thử là gì? Sống thử có vi phạm pháp luật?
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.