vn us

Luật Đấu thầu và những điều chưa biết

luat-dau-thau

Đấu thầu là hình thức thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Và thông qua những quy định cụ thể; việc đấu thầu sẽ được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch.

Tuy nhiên, nội dung cụ thể trong bộ Luật Đấu thầu không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Do đó, DHLaw xin phép được chia sẻ một số điểm trong bộ luật này để Quý khách hiểu rõ hơn.

Căn cứ theo Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có định nghĩa như sau:
 
"Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế".

Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu là gì?

Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu bao gồm:

- Lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư phát triển của các cơ quan Nhà nước; dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này; mua sắm công... 

- Lựa chọn nhà thầu trên lãnh thổ Việt Nam cho các dự án đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam có 30% vốn Nhà nước hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư.

- Lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.

- Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.

Luật Đấu thầu áp dụng cho những đối tượng nào?

Tại Chương I, Điều 2 của Luật Đấu thầu có nêu rõ các đối tượng áp dụng như sau:

- Các tổ chức, cá nhân gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.

- Các tổ chức, cá nhân hoạt động đấu thầu và chọn áp dụng quy định của Luật này. 

Điều kiện quy định tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, nhà thầu là gì?

Để được công nhận tư cách hợp lệ, các nhà đầu tư, nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có đăng ký thành lập, hoạt động kinh doanh hợp pháp hoặc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Hạch toán tài chính độc lập.

- Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.

- Không đang trong quá trình giải thể, phá sản hoặc nợ nần.

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Bảo đảm cạnh tranh theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu.

- Không bị cấm tham dự thầu hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có tên trong danh sách dự thầu đối với một số gói thầu hạn chế.

- Nếu là nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài thì bắt buộc phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước.

Có bao nhiêu hình thức đấu thầu?

Theo quy định tại Chương II, Mục 1 của Luật Đấu thầu thì có 08 hình thức đấu thầu; cụ thể như sau:

- Đấu thầu rộng rãi: không hạn chế số lượng nhà đầu tư hoặc nhà thầu. Tạo cơ hội cho nhiều nhà thầu, nhà đầu tư mới tham gia.

- Đấu thầu hạn chế: hạn chế số lượng nhưng tối thiểu phải có 3 nhà thầu hoặc nhà đầu tư tham gia.

- Chỉ định thầu: người tổ chức đấu thầu sẽ trực tiếp chọn nhà thầu.

- Mua sắm trực tiếp: người tổ chức đấu thầu sẽ chọn lựa từ danh sách các nhà thầu đã từng hợp tác.

- Chào hàng cạnh tranh: chỉ áp dụng cho các gói thầu đã được phê duyệt, có kế hoạch dự toán và phân bổ nguồn vốn theo từng giai đoạn. 

- Tự thực hiện.

- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

- Tham gia thực hiện của cộng đồng.

Hồ sơ theo Luật Đấu thầu gồm những gì?

Để có thể đăng ký tổ chức hoặc tham gia đấu thầu thì cần có những loại giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký theo mẫu.

- Bản sao công chứng quyết định thành lập.

- Bản sao CMND/ Thẻ Căn cước của người đại diện hợp pháp.

Hồ sơ mời thầu và hồ sơ năng lực khác nhau như thế nào?

Loại hồ sơ

Nội dung

Mục đích

Hồ sơ gồm:

  MỜI THẦU

 Gồm những yêu cầu đối với gói thầu.

- Đánh giá năng lực nhà thầu hoặc nhà đầu tư.

- Làm cơ sở để các nhà thầu hoặc nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ tham dự.

Bản vẽ thi công, các biểu mẫu, biện pháp thi công, giá mời thầu...

  HỒ SƠ NĂNG LỰC

 Tổng hợp các thông tin bao quát về nhà thầu hoặc nhà đầu tư.

 

- Thể hiện năng lực, giá trị và vị thế của doanh nghiệp.

- Tạo sự tiện lợi cho khách hàng tham khảo thông tin về doanh nghiệp.

Logo, tên công ty, giá trị cốt lõi, thành tích, nhân sự cốt lõi, năng lực tài chính,…

Quy trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư gồm những bước nào?

Quy trình lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà thầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà thầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà thầu.

Bước 5: Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Khi nào bảo đảm dự thầu không được hoàn trả?

Trong tất cả các đợt đấu thầu, nhà đầu tư hoặc nhà thầu đều phải bỏ ra một khoản bảo đảm dự thầu. Khoản chi phí này sẽ được hoàn trả khi kết thúc đấu thầu. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả khi các nhà đầu tư hoặc nhà thầu vi phạm những điều sau:

- Rút hồ sơ sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian hiệu lực của hồ sơ.
 
- Vi phạm pháp luật về quy định đấu thầu.
 
- Từ chối thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
 
- Không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng.

Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.

Xem thêm:

      >> Mua sắm công và thị trường mua sắm công là gì?

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng