vn us

Giới hạn quyền ly hôn của người chồng

Trong một cuộc hôn nhân nếu như cả hai cảm thấy cuộc sống không thể tiếp tục nữa thì sẽ đi đến ly hôn. Đó có thể là trường hợp ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, trong Luật hôn nhân gia đình có một số quy định về việc người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn, nói cách khác là giới hạn quyền ly hôn của người chồng. Tại sao lại có những quy định như vậy? Qúy độc giả có thể xem qua nội dung bài viết này.

Giới hạn quyền ly hôn của người chồng

 

Những quy định về hạn chế quyền ly hôn của người chồng

Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 51: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Căn cứ vào quy định trên đương sự có thể hiểu vấn đề này như sau:

- Khi vợ mang thai, đang sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà cuộc sống hôn nhân có mâu thuẫn, tình yêu và trách nhiệm không còn thì người vợ có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, người chồng tuyệt đối không có quyền yêu cầu ly hôn dưới mọi trường hợp.

- Trong trường hợp người vợ mang thai con của người khác thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền ly hôn. Điều đó cũng cho thấy dù người chồng phát hiện đứa con mà vợ mình đang mang không phải là máu mủ của anh thì anh vẫn bị hạn chế quyền ly hôn.

Các quy định về hạn chế quyền ly hôn của người chồng

- Trường hợp hai vợ chồng đang nhận nuôi một đứa con nuôi dưới 12 tháng tuổi thì liệu người chồng có bị hạn chế quyền ly hôn không? Đây là một câu hỏi mà có lẽ ít nhiều gây bối rối trong việc giải quyết của các Tòa. Có Tòa thì không hạn chế quyền ly hôn vì người vợ không tổn hại đến sức khỏe, tâm lý không bị ảnh hưởng nhiều nên người chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là vấn đề này còn tùy thuộc vào mỗi Tòa.

Trường hợp nào người chồng có quyền yêu cầu ly hôn?

Người chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi người vợ đã qua thời kỳ mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp người vợ đã bị sảy thai thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hồi.

Tại sao pháp luật giới hạn quyền ly hôn của người chồng

Pháp luật giới hạn quyền ly hôn của người chồng xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ và trẻ em là những bộ phận yếu thế trong xã hội nên luôn được pháp luật và xã hội quan tâm, bảo vệ.  Phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh con phần lớn tâm lý họ không được ổn định, họ rất dễ nhạy cảm, xúc động. Liên quan đến vấn đề sức khỏe vì vậy pháp luật càng quan tâm đến phụ nữ trong thời ký mang thai vì họ dễ thực hiện những hành vi gây hậu quả khó lường.

Vì sao pháp luật lại giới hạn quyền ly hôn của người chồng

Ý nghĩa của việc quy định hạn chế yêu cầu ly hôn của người chồng

Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng là một trong những nguyên tắc mang tính nhân văn và tiến bộ mà pháp luật Việt Nam quy định nói chung và Luật hôn nhân gia đình nói riêng.

Pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, bà mẹ, những con người yếu thế. Bởi cần phải xác định rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không đơn thuần là việc riêng của người vợ mà nó là trách nhiệm của cả hai vợ chồng.

Như vậy, quy định giới hạn quyền ly hôn của người chồng đã thể hiện chi tiết một trong những nguyên tắc của Luật hôn nhân gia đình đó là nguyên tắc bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ em.

Trên đây là những thông tin mà Luật DHLaw muốn gửi đến bạn đọc. Nội dung bài viết đôi khi không thể hiện hết nội dung, vì vậy để được tư vấn cụ thể hơn thì bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư DHLaw qua Hotline: 0909 854 850 hoặc đến trực tiếp công ty tại số 185 đường Nguyễn Văn Thương, p25, Bình Thạnh, TPHCM.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng