Giấy phép mạng xã hội là gì? Vì sao doanh nghiệp cần đăng ký xin cấp phép này? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, bên cạnh những lợi ích của mạng xã hội thì cũng có nhiều đối tượng xấu lợi dụng điều này để trục lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến.
Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy định cấp Giấy phép mạng xã hội cho các tổ chức, doanh nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này.
Giấy phép mạng xã hội là bằng chứng để chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ mạng cho cộng đồng.
Các dịch vụ mạng bao gồm:
- Tạo trang thông tin điện tử cá nhân.
- Tạo diễn đàn (forum).
- Tạo giao diện trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh...
Các website hoặc trang mạng xã hội sẽ phải tuân thủ các điều khoản được quy định tại:
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
- Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Theo Khoản 5, Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ những điều sau:
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp.
- Có hệ thống nhân sự quản lý theo quy định.
- Đăng ký tên miền sử dụng đầy đủ theo quy định.
- Có đủ khả năng duy trì hoạt động công ty phù hợp với quy mô kinh doanh dịch vụ.
- Phải bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Tất cả các website đều phải đăng ký xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến.
Các trang Facebook cá nhân không cần đăng ký vì người dùng những trang này đang sử dụng dịch vụ thông qua một bên trung gian. Chỉ có bên trung gian kể trên mới phải đăng ký xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến mà thôi.
Trong trường hợp này, Tập đoàn Facebook chính là bên trung gian đã xin giấy phép khi vào Việt Nam.
Doanh nghiệp muốn xin cấp giấy phép mạng xã hội cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản photo.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản photo.
- Quyết định thành lập, bản photo.
- Điều lệ hoạt động (nếu có).
- Đề án hoạt động giúp vận hành trang.
- Thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp và người sử dụng.
Các bước tiến hành như thế nào?
- Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ như đã nêu trên.
- Bước 2: Nộp bộ hồ sơ cho Bộ Thông Tin và Truyền Thông để xin đăng ký.
- Bước 3: Trong 30 ngày làm việc, Bộ Thông Tin và Truyền Thông sẽ gửi kết quả cho doanh nghiệp.
- Bước 4: Nếu nhận được văn bản từ chối thì doanh nghiệp phải bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ và nộp lại.
Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ ngay Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân - Gia đình;....
Xem thêm:
>> Doanh nghiệp không lập theo Luật Doanh nghiệp?
>> Đăng ký bản quyền sản phẩm gồm những gì?
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.