vn us

Được thừa kế thế vị trong trường hợp nào?

Hỏi: Xin chào luật sư! Cháu tên Lê Anh Minh (17 tuổi, Quận 8, TPHCM). Ông bà và bố cháu qua đời vì gặp tai nạn bất ngờ nên không ai để lại di chúc. Sau đó các cô, dì, chú, anh, chị em của cha cháu đã tranh giành phần di sản của ông bà. Họ nói rằng cháu không có quyền thừa kế tài sản vì tôi chưa đủ 18 tuổi. Xin luật sư cho cháu hỏi là cháu có được thừa kế kế vị không? Trường hợp nào thì được hưởng thừa kế thế vị vậy ạ? Rất mong luật sư tư vấn cụ thể giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn ạ.

DHLaw tư vấn thừa kế thế vị tại TPHCM
Những trường hợp được thừa kế thế vị

Đáp: Minh Anh thân mến!

Công ty Luật DHLaw rất vui vì cháu đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến cho chuyên mục Hỏi đáp Pháp luật. Với thắc mắc trên của cháu chúng tôi xin được giải đáp cụ thể về những trường hợp được thừa kế thế vị như sau:

1. Khi nào áp dụng thừa kế theo pháp luật

Theo quy định của pháp luật, trường hợp người chết không có di chúc thì phần di sản của người chết sẽ được chia theo pháp luật. Tức là chia di sản theo hàng thừa kế, cụ thể:

Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, do ông bà cháu mất đột ngột không có di chúc nên phần tài sản của ông bà để lại sẽ được chia đều cho những người con. Bao gồm: cha cháu, các anh chị em ruột của cha cháu. Mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau vì cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu như trong gia đình cháu, có ai xuất hiện hành vi lập di chúc giả. Nếu bị phát hiện thì người đó sẽ bị truy tố hình sự và không được quyền thừa kế tài sản.

2. Những trường hợp được thừa kế thế vị

Trường hợp cha cháu mất cùng thời điểm với ông bà cháu thì cháu sẽ được thừa kế phần di sản của cha. Cụ thể, Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy cháu hoàn toàn có quyền được thừa kế thế vị cháu nhé! Vì cháu chưa đủ 18 tuổi thì cháu phải có người giám hộ. Cụ thể:

Theo khoản a Điều 58 BLDS 2005 quy định về người giám hộ:

Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.

Căn cứ theo Điều 61 về Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc giáo dục người chưa thành niên đó, và nếu cha mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

  1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
  2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Căn cứ theo Điều 144:

Phạm vi đại diện: 1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, cháu có thể nhờ mẹ, hoặc anh, chị ruột làm người giám hộ cho mình theo đúng quy định của pháp luật.

 

Trên đây là những thông tin hữu ích về quyền thừa kế thế vị. Nếu như cháu còn có điều gì băn khoăn cần giải đáp thì cứ mạnh dạn liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0909 854 850. Hoặc đến địa chỉ công ty luật uy tín tại TPHCM tại số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM để được luật sư tư vấn cụ thể.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng