Chứng minh nhân dân (CMND) là một vật quen thuộc gắn liền với tất cả mọi người Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây; việc cấp, đổi CMND đã có nhiều thay đổi so với trước. Vì vậy, DHLaw muốn chia sẻ các thông tin mới nhất về vấn đề này để Quý khách có thể cập nhật nhanh chóng và thực hiện đúng theo quy định khi cần.
Theo Nghị định số 05/1999/NĐ – CP; Chứng minh nhân dân hay còn gọi chứng minh thư là một loại giấy tờ tùy thân do Công an cấp cho công dân Việt Nam.
Trên mỗi CMND sẽ có các thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, đặc điểm nhận dạng... nhằm xác định danh tính của công dân khi định cư và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Vai trò của Chứng minh nhân dân là dùng để xác định danh tính của mỗi công dân Việt Nam khi xuất nhập tại cửa khẩu hải quan giữa các khu vực quốc nội; là căn cứ để làm các loại giấy tờ xuất nhập cảnh quốc tế như: passport, visa; sử dụng trong giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát...
Hiện nay, có nhiều người cho rằng Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân 9 số và 12 số là 3 loại giấy tờ khác nhau và cần có cả ba.
Tuy nhiên, thực tế cả 3 loại giấy tờ này có thể xem là 1 và đều có giá trị sử dụng như nhau. Nếu đã có CMND 12 số khi đổi sang Thẻ Căn cước công dân thì số căn cước sẽ giống với số CMND.
Bước 1: Điền Tờ khai Căn cước công dân theo mẫu quy định.
Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin.
Bước 3: Nộp lại Chứng minh nhân dân cũ.
Bước 4: Chụp ảnh, thu thập vân tay, nhận Phiếu thu và ký xác nhận.
Bước 5: Nhận giấy hẹn trả thẻ và nộp lệ phí.
Theo quy định của Nhà nước thì công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được quyền xin cấp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ Căn cước. Trừ trường hợp người từ 14 tuổi trở lên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không được cấp CMND hoặc Thẻ Căn cước.
- CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
- Thẻ Căn cước có giá trị sử dụng từ ngày cấp cho đến khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì phải thực hiện cấp đổi. Trong 2 năm trước độ tuổi quy định, công dân vẫn có quyền xin cấp đổi Thẻ Căn cước và vẫn giữ nguyên thời gian hiệu lực đến lần đổi tiếp theo.
Những trường được quyền xin cấp đổi CMND hoặc Thẻ Căn cước bao gồm:
- CMND/Thẻ Căn cước hết thời hạn sử dụng.
- CMND/Thẻ Căn cước hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi họ, tên, ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán.
- Mất CMND/Thẻ Căn cước.
- Có sai sót về thông tin trên Chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước.
- Khi công dân có yêu cầu.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp Thẻ Căn cước.
- Đổi thẻ khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Đổi thẻ do cơ quan quản lý ghi sai thông tin.
- Công dân chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang Thẻ Căn cước.
- Công dân đổi thẻ do thay đổi địa giới hành chính theo quy định của Nhà nước.
- Công dân là người thân của liệt sỹ, thương binh, bệnh binh.
- Công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao; hộ nghèo theo quy định pháp luật.
- Công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha mẹ, không nơi nương tựa.
Thẻ Căn cước có thể thay thế hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và quốc gia mà công dân Việt Nam nhập cảnh có các điều khoản cam kết, thỏa thuận cụ thể.
Trong quá trình công dân sử dụng CMND hoặc Thẻ Căn cước; nếu có những hành vi sau sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể như sau:
- Không xuất trình CMND/Thẻ Căn cước khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan chức năng.
- Không thực hiện đúng quy định cấp đổi, thu hồi CMND/Thẻ Căn cước.
- Sử dụng CMND/Thẻ Căn cước của người khác trái pháp luật.
- Tẩy xóa, sửa chữa CMND/Thẻ Căn cước.
- Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND/Thẻ Căn cước bất hợp pháp.
- Khai man, giả mạo hồ sơ khi xin cấp CMND/Thẻ Căn cước.
- Làm giả CMND/Thẻ Căn cước.
- Sử dụng CMND/Thẻ Căn cước giả.
- Thế chấp CMND để thực hiện hành vi bất hợp pháp.
Khi vi phạm việc sử dụng CMND hoặc Thẻ Căn cước sẽ bị xử phạt theo các mức độ sau đây:
- Phạt cảnh cáo từ 100.000 đồng đến 200.000.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đối với hành vi sửa thông tin; cho mượn hoặc sử dụng CMND/Thẻ Căn cước trái quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai man thông tin, làm giả CMND/Thẻ Căn cước.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng thế chấp CMND/Thẻ Căn cước trái pháp luật.
Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.
Xem thêm:
>> Sống thử là gì? Sống thử có vi phạm pháp luật?
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.