vn us

Chơi hụi là gì? Các quy định cụ thể về chơi hụi?

Chơi hụi là gì? Các quy định cụ thể về chơi hụi?


Từ năm 2006, Nhà nước ta đã đưa ra các quy định rõ ràng về việc quản lý, xử phạt liên quan đến việc chơi hụi. Việc làm này nhằm đảm bảo quyền lợi và tài sản cho người dân; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Những quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng DHLaw tìm hiểu để biết và có những biện pháp bảo vệ tài sản, quyền lợi tốt nhất khi tham gia chơi hụi.

Chơi hụi là gì?

Chơi hụi là cách gọi miền Nam còn tại một số khu vực khác thì được gọi là chơi họ, hội, biêu, phường, huê. Đây là một cách huy động vốn từ những người xung quanh tạo thành một nhóm theo tập quán dân gian Việt Nam. Trong đó gồm các thành phần sau:
 
- Chủ hụi: người đứng ra kêu gọi mọi người tham gia đóng góp bằng tiền hoặc các tài sản khác.
 
- Con hụi: người tham gia đóng góp.
 
- Dây hụi: hệ thống những người tham gia.

Vì sao có rất nhiều người lao vào chơi hụi?

Chơi hụi có 2 loại chủ yếu là chơi không có lãi và chơi có lãi. Chơi không lãi thì đến cuối kỳ hụi, mỗi thành viên tham gia sẽ rút ra một số tiền bằng nhau. Đây giống như một dạng bỏ ống heo tiết kiệm.

Loại còn lại là chơi có lãi và cũng là hình thức được nhiều người tham gia nhất. Bởi cách chơi này đánh vào lòng tham của người tham gia với mức lãi suất cao; thậm chí có lúc lãi suất lên đến hơn 20%.

Hình thức chơi hụi có lãi này gần giống như gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nhưng có mức lãi suất cao hơn hẳn. Và nếu người chơi rút hụi sớm thì sẽ phải đóng tiền hụi cộng lãi cho kỳ tiếp theo. Nhưng nếu chọn cách rút cuối kỳ thì người chơi sẽ nhận được một khoản tiền khá lớn gồm cả gốc lẫn lãi của dây hụi.

Với số tiền hấp dẫn như trên, càng ngày càng có nhiều người tham gia vào và đường dây hụi sẽ càng lớn hơn.

Điều kiện để tham gia là gì?

Người muốn tham gia đóng góp vào việc chơi hụi cần phải đảm bảo những điều kiện theo quy định pháp luật như sau:
 
- Thành viên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
 
- Thành viên là người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng và được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 
 
- Các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia. 
 

Điều kiện để làm chủ hụi là gì?

Người muốn trở thành chủ hụi cần phải đảm bảo những điều kiện theo quy định pháp luật như sau:

- Chủ hụi là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
 
- Chủ hụi là người được các thành viên bầu trong trường hợp tự tổ chức chơi hụi.
 
- Các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia.

hơi hụi phải được thực hiện trên nguyên tắc tổ chức nào?

Theo Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định việc tổ chức chơi hụi phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như sau:

- Việc tổ chức hụi phải tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử.

- Mọi cam kết, thỏa thuận khi chơi hụi phải hợp pháp, không vi phạm đạo đức xã hội.

- Việc chơi hụi phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

- Việc chơi hụi được xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ một cách thiện chí, trung thực và không gây ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng.

- Việc tổ chức hụi nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia.

- Không được tổ chức hụi để cho vay lãi nặng.

- Không được tổ chức hụi với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm.

- Không được huy động vốn bất hợp pháp hoặc các hành vi trái pháp luật khác.

Nội dung và hình thức thỏa thuận theo quy định pháp luật?

  • Về hình thức:

Việc thỏa thuận khi chơi hụi phải được lập thành văn bản rõ ràng, có chữ ký xác nhận của các bên. Và nên thực hiện công chứng, chứng thực để đảm bảo giá trị pháp lý cao hơn khi xảy ra tranh chấp.

Khi các thỏa thuận, cam kết được những thành viên tham gia chơi hụi sửa đổi, bổ sung thì cũng phải lập văn bản sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

  • Về nội dung:

Căn cứ theo Nghị định đã nêu trên thì nội dung của văn bản xác nhận việc tổ chức chơi hụi phải có đầy đủ các phần như sau:

  • Tên, thông tin chủ hụi và con hụi.
  • Số lượng người tham gia.
  • Kỳ mở, phần hụi.
  • Hình thức góp và lấy hụi.
  • Lãi suất hụi.
  • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia họ.
  • Hình thức chuyển giao phần và ra khỏi dây hụi.
  • Chấm dứt dây hụi và các nội dung liên quan khác.

Chơi hụi là gì? Các quy định cụ thể về chơi hụi?

Những rủi ro khi chơi hụi là gì?

Như đã nói ở trên, chơi hụi là một cách tiết kiệm tài sản của nhiều cá nhân. Và chơi hụi có lãi suất là hình thức gửi tiền tiết kiệm tín chấp với mong muốn hưởng được một khoản lời kha khá.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến việc chơi hụi gặp nhiều rủi ro; chẳng hạn như:

- Đứt dây hụi hay bể hụi. Bởi vì việc chơi hụi là do nhiều người cùng tham gia đóng góp tài sản theo định kỳ. Nhưng nếu một người ngừng góp thì lập tức những người sau cũng sẽ không góp nữa vì sợ không thu lại tiền được.

Việc bể hụi này khiến cho những thành viên chưa được "hốt hụi" sẽ mất trắng tài sản đã đóng góp trước đó.

- Giựt hụi. Tình trạng chủ hụi ôm tiền của các thành viên bỏ trốn đang ngày càng diễn ra nhiều hơn khiến người chơi lâm vào cảnh khốn đốn, nợ nần.

Việc bị giựt hụi chủ yếu do ngay từ đầu chủ hụi đã có ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người chơi. Và thường chủ hụi sẽ tạo ra các dây hụi hay con hụi "ma" nhằm tạo lòng tin với người chơi. 

- Bán hụi. Hoạt động bán hụi là hình thức các chủ hụi tạo ra những đường dây hụi "khống" và bán lại cho những người đang cần gom hụi chót để lấy tiền. Mức giá rao bán sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức hụi chót thu được mà chủ hụi nêu ra.

Cần lưu ý điều gì để hạn chế rủi ro?

Thật ra, về bản chất ban đầu thì chơi hụi nhằm mục đích tương trợ về vốn giữa những người sinh sống trong một cộng đồng. Nhưng do lòng tham của nhiều người mà hoạt động này bị biến chất; lợi dụng để kinh doanh tín dụng đen hoặc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Do đó, khi quyết định tham gia chơi hụi, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:

- Khi tham gia phải làm văn bản nêu rõ các nội dung theo quy định pháp luật và nên buộc chủ hụi công chứng, chứng nhận rõ ràng.

- Yêu cầu chủ hụi đăng ký tổ chức hụi với ủy ban địa phương.

- Nên mở một tài khoản ngân hàng để kiểm soát việc giao dịch tiền hụi.

- Không tham gia các dây hụi trên 20% lãi suất vì rủi ro bị giựt hụi, thành viên "ma" là rất cao.

- Tìm hiểu kỹ thông tin về đường dây hụi, thành viên tham gia và chủ hụi.

Các cách xử lý tranh chấp khi chơi hụi?

Khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện do chơi hụi thường sẽ rơi vào hai tình huống sau:

- Dây hụi bị bể, chủ hụi trả chậm hoặc không có khả năng trả tiền cho người chơi thì sẽ bị xử lý theo hình thức vi phạm Luật Dân sự.

- Ngoài ra, nếu chủ hụi giựt hụi, bỏ trốn thì sẽ bị xử lý theo Luật Hình sự về tội cố tình lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Và một điều đáng buồn là trong hầu hết các trường hợp bị bể hụi hoặc giật hụi; các thành viên tham gia rất khó để được trả lại tiền. Vì chủ hụi thường không còn khả năng chi trả mới tuyên bố vỡ hụi. Hoặc chủ hụi sau khi bỏ trốn đã dùng số tài sản chiếm đoạt được đem đi tiêu xài hết. 

Nếu Quý khách cần tư vấn, hãy liên hệ Công ty Luật DHLaw chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Doanh nghiệp; Hôn nhân – Gia đình;…. để được hỗ trợ.

Xem thêm:

      >> Sống thử là gì? Sống thử có vi phạm pháp luật?

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng