vn us

Chia di sản thừa kế cho con riêng như thế nào?

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau. Tuy nhiên, việc chia di sản thừa kế cho con riêng như thế nào phụ thuộc vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mới xác định được quyền thừa kế của con riêng.

Chia di sản thừa kế cho con riêng như thế nào?

1/ Định nghĩa con riêng

Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác, có thể là con trong hôn nhân hoặc là con ngoài hôn nhân.

Con riêng ngoài hôn nhân: Là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân). 

Con riêng trong hôn nhân: Là con riêng của vợ nếu người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của người con đó (con do người vợ mang thai với người đàn ông khác trong thời kỳ hôn nhân). Hoặc là con riêng của người chồng trong trường hợp Tòa án xác định người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác sinh ra. Con riêng cùng sống chung với bố dượng, mẹ kế có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với bố dượng, mẹ kế, chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế khi ốm đau, già yếu, tàn tật.

Xem thêm: >>>  Luật sư tư vấn pháp lý giỏi tại TPHCM <<<

                   >>>  Luật sư tư vấn thừa kế giỏi tại TP.HCM <<<

2/ Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy?

Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng. Có thể hiểu đây tên gọi nhằm chỉ quan hệ giữa con của chồng với mẹ kế (dì ghẻ) hoặc con của vợ với bố dượng. Vì vậy, việc xét quan hệ thừa kế ở đây là quan hệ giữa con riêng với mẹ kế hoặc bố dượng.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự  2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật thì:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại;

Dựa theo quy định trên đây thì con riêng là đối tượng không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào của mẹ kế, hay bố dượng.

3/ Quyền thừa kế của con riêng theo quy định của Luật Dân sự

- Thừa kế từ bố, mẹ (ruột) mình phần tài sản riêng và phần tài sản chung với mẹ kế hoặc bố dượng.

Người con riêng là con đẻ của vợ hoặc chồng trong quan hệ hôn nhân mà một bên đã có con riêng. Người con riêng này có đầy đủ quyền và nghĩa vụ thừa kế đối với phần di sản riêng của bố, mẹ mình cùng với phần tài sản chung của của bố, mẹ mới mẹ kế, bố dượng. Trừ trường hợp bị truất quyền hưởng di sản.

- Thừa kế di sản của mẹ kế, bố dượng.

Theo Điều 654 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Như vậy, nếu xác định được giữa con con riêng với mẹ kế, bố dượng có quan hệ chăm sóc như mẹ con, cha con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Quyền thừa kế của con riêng theo quy định của Luật Dân sự

Có thể thấy, quyền thừa kế của con riêng với mẹ kế, bố dượng và ngược lại phụ thuộc vào mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, việc xác định quan hệ này chỉ có thể xuất phát từ sự thừa nhận của hai bên mà không có một căn cứ hay quy định cụ thể nào.

4/ Con riêng của vợ có được thừa kế tài sản của chồng không?

Hỏi: Chồng tôi mất nhưng không để lại di chúc.Trong thời gian chung sống, hai vợ chồng tôi có chung một ngôi nhà và nhiều tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên, quá trình chung sống tôi có có con riêng với người đàn ông khác. Xin hỏi, trường hợp của tôi thì làm thế nào? Con riêng của tôi có quyền được hưởng phần di sản sau khi chồng tôi qua đời không?

Trả lời: Chồng bạn chết không để lại di chúc thì toàn bộ tài sản của chồng (gồm tài sản riêng, tài sản chung với mẹ bạn và chung với người khác nếu có…) sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. 

Con riêng của vợ thì có được thừa kế tài sản của chồng không?

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo điều 651 Bộ luật dân sự:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy bạn có thể thấy rằng: Con riêng của bạn không thuộc diện được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của chồng bạn (bố dượng). 

Tuy nhiên, quyền thừa kế của con riêng bạn trong trường hợp này sẽ được xem xét dựa theo Điều 654 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, cụ thể như sau:

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Theo đó, con riêng được hưởng thừa kế hay không thì phải chứng minh và đáp ứng được các điều kiện nêu trên, nếu muốn được hưởng di sản thừa kế.

5/ Tư vấn Quyền thừa kế tài sản giữa con đẻ và con riêng

Hỏi: Bố tôi lấy vợ năm 1972 và có 3 người con. Năm 1991, vợ cả mất và đến năm 1993 thì cưới mẹ tôi và tôi được sinh ra sau đó ( cả 2 người vợ đều có giấy kết hôn).

Sau khi kết hôn năm 1993, bố mẹ tôi có mua lại 1 ngôi nhà thuộc diện thanh lý tại công ty nơi bố mẹ tôi làm việc và chưa được cấp sổ đỏ . Đến năm 2003, có quyết định mua thêm 1 mảnh đất với diện tích 160m2. Khi ông bà nội tôi mất, bố tôi được thừa kế 1 ngôi nhà tại quê, vườn với diện tích khoảng 200m2 và đất ruộng khoảng 800m2 ( năm 2000).

Trong trường hợp bố hoặc mẹ tôi mất thì tài sản sẽ được chia cho các con như thế nào? Nếu mẹ tôi mất, 3 anh chị là con riêng của bố tôi có được thừa kế tài sản của mẹ tôi không và ngôi nhà thanh lý của công ty bố mẹ tôi có thuộc tài sản được thừa kế không? Nếu muốn có chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà thanh lý công ty của bố mẹ tôi thì thủ tục như thế nào ?

Trả lời: Trong trường hợp bố hoặc mẹ tôi mất thì tài sản sẽ được chia cho các con như thế nào? Nếu mẹ tôi mất, 3 anh chị là con riêng của bố tôi có được thừa kế tài sản của mẹ tôi không và ngôi nhà thanh lý của công ty bố mẹ tôi có thuộc tài sản được thừa kế không? Nếu muốn có chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà thanh lý công ty của bố mẹ tôi thì thủ tục như thế nào ?

Tất cả tài sản nào của bố bạn kể cả là tài sản có chung với mẹ bạn và tài sản được thừa kế từ ông bán, nếu khi còn sống bố bạn không để lại di chúc thì tài sản này được chia đều cho những người thừa kế là:

  • Bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi của bố bạn (ông, bà nội) nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế;

  • Vợ ( lúc mở thừa kế đang là vợ)

  • Con đẻ, con nuôi của bố bạn

Những người này đều được hưởng phần di sản thừa kế như nhau.

Quyền thừa kế tài sản giữa con đẻ và con riêng

Đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế là mẹ bạn thì có thể xuất hiện quan hệ thừa kế của mẹ kế đối với con riêng của chồng nếu có quan hệ nuôi dưỡng như mẹ với con.

6/ Tư vấn về quyền thừa kế giữa con chung và con riêng

Hỏi: Tôi muốn hỏi, bố chồng tôi có 2 đời vợ,người vợ đầu có 1 con trai được 2 tuổi thì bà mất rồi lấy mẹ chồng tôi và có 3 người con,người con riêng của bố cũng ở chung với mẹ đến khi trưởng thành.Hiện mẹ chồng tôi đã mất được 6 năm.Nay vợ chồng Tôi đang sống cùng bố chồng Tôi tại căn nhà bố chồng Tôi đứng tên nhưng mua trong thời gian mẹ chồng Tôi còn sống,vậy Tôi muốn hỏi,nếu bố chồng TÔi mất ko để lại thừa kế thì căn nhà đó phân chia như thế nào?người con riêng của bố Tôi được hưởng thừa kế như thế nào trong căn nhà đó?Tôi xin cảm ơn luật sư!

Trả lời: Người con riêng của bố chồng sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật phần di sản do bố chồng chị để lại. Nếu bố mẹ chồng mất không lập di chúc và ông bà nội, ngoại của chồng chị đã chết trước bố mẹ chồng chị, thì việc chia di sản như sau: căn nhà là tài sản chung của vợ chồng, nên phần của bố chồng là 50%, mẹ chồng là 50%. Khi mẹ chồng mất sẽ chia thành 4 phần, các con chung trong đó có chồng chị hưởng mỗi người 12,5%, bố chồng hưởng 12,5%. Như vậy phần của bố chồng sẽ là 62,5%, khi bố chồng chết phần này được chia cho 4 người con trong đó có con riêng của bố chồng chị và mỗi người sẽ được khoảng 15,5% (62,5%: 4) . Như vậy con riêng bố chồng được hưởng khoảng 15,5% còn các con chung trong đó có chồng chị được hưởng tổng cộng khoảng 28% giá trị căn nhà.

7/ Tư vấn Con trai riêng của vợ có được hưởng thừa kế không?

Hỏi: Cha mẹ em đã ly dị từ khi em và em trai mới được sinh ra được vài tháng tuổi và được ông bà ngoại mang về chăm sóc. Còn cha em thì đã có gia đình mới và đã có thêm hai đứa con nữa. Em và em trai đã đủ tuổi thành niên rồi và có được quyền hưởng di sản thừa kế của cha em ko ạ.

Trả lời: Con cái thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm cha mẹ, vợ chồng, con của người có di sản để lại) nên sau khi chia di sản thừa kế theo di chúc (nếu có) thì các đồng thừa kế này được chia thừa kế theo pháp luật (nguyên tắc chung là bằng nhau). Pháp luật cũng quy định những người được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như trích dẫn dưới đây theo Bộ luật dân sự:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Trên đây là nội dung quy định về việc chia thừa kế tài sản cho con riêng cùng các mục tư vấn về quyền thừa kế của con riêng đối với di sản của mẹ kế, bố dượng. Độc giả tham khảo bài viết nếu còn vướng mắc ở điểm nào, vui lòng liên hệ với Luật sư DHLaw để được hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng