Căn cứ thông tư 257 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng. Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
- Công chứng di chúc: 50 nghìn;
- Công chứng văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế: 20 nghìn;
- Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác: 40 nghìn;
- Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp;
- Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang. Từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng. Nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản;
- Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất;
- Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất. Trang thứ 2 từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang. Nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản;
- Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất. Trang thứ hai từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang. Nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản;
- Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10 nghìn đồng/trường hợp Trường hợp ở đây được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản;
Như vậy chi phí công chứng thực tế không quá cao. Tuy nhiên vẫn có một số văn phòng công chứng thu phí cao hơn một chút. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn nên tham khảo biểu phí tại các phòng công chứng.
Nếu cần lập di chúc nhanh chóng với chí phí hợp lý, xem bài viết:
Chi phí lập di chúc trọn gói để biết chi tiết về dịch vụ.