vn us

Khi nào cháu được hưởng thừa kế từ ông bà?

Giữa ông bà và cháu (nội, ngoại) có quan hệ huyết thống gần gũi. Tuy nhiên, không phải khi nào người cháu cũng được hưởng thừa kế tài sản do ông, bà để lại. Pháp luật có quy định cụ thể khi nào cháu được hưởng thừa kế từ ông bà theo di chúc cũng như theo pháp luật.

Khi nào cháu được hưởng thừa kế từ ông bà
Những quy định khi nào cháu được hưởng thừa kế từ ông bà

Cháu được hưởng thừa kế từ ông bà khi nào?

Cháu hưởng thừa kế theo di chúc ông bà để lại

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: Di chúc thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân nhằm  chuyển tài sản do mình sở hữu cho người khác sau khi chết. Vậy nên, ông bà hoàn toàn có quyền chỉ định cũng như phân chia tài sản thừa kế của mình cho các cháu nội, ngoại.

Cháu hưởng thừa kế theo di chúc ông bà để lại

Khi di chúc có đề cập đến việc chia di sản cho người chấu thì hiển nhiên người cháu được hưởng tài sản thừa kế của ông, bà một cách hợp pháp. 

Cháu hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Trước hết, chúng ta cần nắm được các trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Theo Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc

- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

- Người được hưởng thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Tiếp theo, là việc xác định người cháu thuộc hàng thừa kế nào?  

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015: Các cháu nội ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai, gồm:

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,

- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

- Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

Như vậy.

Do thuộc hàng thừa kế thứ hai, nên theo quy định pháp luật cháu chỉ được hưởng thừa kế của ông bà khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do: chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận thừa kế.

Cháu hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Đọc thêm bài viết về: Hàng thừa kế thứ nhất để biết đối tượng nào thuộc hàng thừa kế này.

Trường hợp, vẫn còn một hoặc một số người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì sẽ xem xét hình thức thừa kế thế vị theo quy định phần tiếp theo dưới đây.

Xem thêm: >>>  Luật sư tư vấn pháp lý giỏi tại TPHCM <<<

                   >>>  Luật sư tư vấn thừa kế giỏi tại TP.HCM <<<

Cháu hưởng thừa kế thế vị

Theo nội dung phía trên khi áp dụng thừa kế theo pháp luật nếu vẫn có những người ở hàng thừa kế thứ nhất thì cháu chỉ được hưởng thừa kế của ông bà theo hình thức thế vị.

Theo đó, con của ông, bà (tức bố, mẹ của người cháu) chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà thì người cháu được hưởng phần di sản thừa kế mà người bố, mẹ của mình lẽ ra sẽ được hưởng nếu vẫn còn sống.

Xem thêm: Thừa kế thế vị là gì? để hiểu rõ bản chất của hình thức thừa kế thế vị trong trường hợp cháu thừa kế di sản của ông bà.

Bố, mẹ của các cháu là các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà, do đó nếu ông bà chết trước thì quyền hưởng thừa kế di sản này thuộc về bố, mẹ và hình thức thừa kế thế vị sẽ không được áp dụng trong trường hợp này.

Như vậy: Có thể kết luận cháu có quyền hưởng thừa kế của ông bà theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Việc hưởng thừa kế theo di chúc sẽ dựa vào ý chí và nguyện vọng đề cập trong văn bản thừa kế này. Và cháu hưởng thừa kế theo pháp luật di sản của ông bà theo hàng thừa kế hoặc thừa kế thế vị từ bố mẹ thỏa mãn theo các quy định đã đề cập như trên.

Trên đây là những nội dung đề cập đến những quy định khi nào cháu được hưởng thừa kế của ông bà. Hy vọng những trường hợp này đã giúp độc giả nắm rõ được quy định hưởng thừa kế của cháu đối với di sản của ông bà để lại.

Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến quyền thừa thừa di sản ông bà để lại của cháu chắt nói riêng và tư vấn thừa kế tài sản nói chung. Vui lòng liên hệ với Công ty Luật DHLaw qua Hotline: 0909854850 Luật sư chuyên trách về thừa kế sẽ giải đáp mọi thắc mắc nhanh nhất giúp bạn.

_________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. 
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 


Tư vấn pháp luật miễn phí

Pháp lý là một trong những lĩnh vực rất phức tạp

Nếu quý khách đang gặp rắc rối nào về pháp lý. Hãy để DHLaw giúp bạn!

Gọi tư vấnGọi tư vấn Yêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
Chat zalo Chat Zalo Liên hệ qua Facebook Messenger Chat viber Chat Viber
Mở Đóng