Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật DHLaw, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Do bạn không nêu rõ quyền sử dụng đất mà bà bạn để lại, tặng cho là của ai? của riêng bà hay là của chung của ông bà nội, nên có thể chia thành hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, quyền sử dụng đất chỉ là tài sản riêng của bà bạn, sau đó bà bạn có toàn quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp… cho ai. Đó là quyền của bà và không liên quan gì đến con cái của ông bà.
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc cũng là nguyện vọng của bà bạn mà không được sự đồng ý của thành viên trong gia đình:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Bà nội bạn để lại di sản cho anh trai bạn, bản di chúc được công chứng và hợp pháp nếu có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015.
Tham khảo chi tiết
quy định về di chúc hợp pháp.
Theo đó, nếu tại thời điểm lập di chúc, bà bạn tỉnh táo, sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép, nội dung di chúc không vi phạm quy định của pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội thì đáp ứng các điều kiện của di chúc hợp pháp. Khi bà bạn mất di chúc này sẽ có hiệu lực, anh trai bạn sẽ trở thành người thừa kế di sản theo nguyện vọng của bà.
Vì mảnh đất này là tài sản riêng của bà nên việc tặng cho, chuyển quyền sử dụng đất cho ai chỉ phụ thuộc vào ý muốn của bà mà không cần sự đồng ý của người khác.
Do bà bạn còn sống và di chúc chưa có hiệu lực nên bà bạn vẫn có thể thực hiện việc chuyển nhượng hoặc tặng cho anh trai bạn và công chứng, chứng thực để anh ấy thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất quy theo định tại Điều 179 và Điều 3, Điều 167 của Luật Đất đai 2013 như sau:
Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
…
e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;
…
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
…
Xem thêm bài viết,
Thủ tục sang tên sổ đỏ đất thừa kế để nắm được trình tự thực hiện sang tên quyền sử dụng đất sau khi nhận thừa kế
Trường hợp thứ hai, quyền sử dụng mảnh đất là tài sản chung của ông bà nội bạn, vì ông đã mất trước bà nên phần di sản ông để lại là một nửa quyền sử dụng mảnh đất, gia đình bạn cần làm thủ tục phân chia di sản thừa kế đối với phần quyền của ông bạn trước, nếu ông mất không để lại di chúc thì phần tài sản của ông sẽ chia đều cho mỗi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do đó, trong trường hợp này, bà bạn không thể để lại di chúc toàn bộ mảnh đất vì bà chỉ được quyền sử dụng một nửa mảnh đất và một phần di sản thừa kế của ông. Nếu bà bạn lập di chúc có công chứng để lại toàn bộ mảnh đất cho anh trai bạn thì sau này chỉ có bản di chúc tương ứng với quyền sử dụng đất mà bà bạn được sử dụng và có hiệu lực sau khi bà bạn mất.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 643 BLDS 2015, đối với phần quyền sử dụng đất còn lại bà bạn không có quyền sử dụng nên phần di chúc đó không hợp pháp nên không được chia thừa kế đối với phần đất này.
Điều 643. Hiệu lực của di chúc
…
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
…
Quyền sử dụng đất là tài sản chung c ủa ông bà, sau khi ông nội mất sẽ xác định được quyền thừa kế của những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông nội. Nếu bà bạn muốn tặng cho toàn bộ quyền sử dụng đất cho anh trai bạn thì phải được sự đồng ý của những người thừa kế còn lại. Những người thừa kế còn lại phải làm thủ tục tặng cho, chuyển quyền phần đất mà họ được thừa kế cho anh trai bạn để anh trai bạn được sử dụng toàn bộ mảnh đất.