II. Thẩm quyền công chứng di chúc
Như nội dung quy định trên, chúng ta đã biết di chúc cần phải công chứng trong trường hợp nào. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ quy định về cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc di chúc.
1. Thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc
Điều 636 và 639 của Bộ luật dân sự quy định việc công chứng, chứng thực khi lập di chúc. Thì người lập di chúc có thể thực hiện công chứng, chứng thực di chúc tại cơ quan, tổ chức sau đây:
- Phòng công chứng tại UBND xã/phường ở địa phương mình cư trú.
- Văn phòng công chứng tư nhân: Là tổ chức hành nghề công chứng được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp, các thủ tục công chứng được diễn ra tại những văn phòng công chứng tư nhân đều có hiệu lực trước Pháp luật.
- Khi muốn chứng thực người lập di chúc có thể đến một trong các cơ quan nêu trên và cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì cơ quan công chứng thực sẽ tiếp nhận, thực hiện và trả kết quả đúng thời hạn theo quy định.
2. Những người không được công chứng di chúc
Nội dung di chúc ảnh hưởng đến quyền, và nghĩa vụ di sản của những người thừa kế, việc chứng thực di chúc tức là đã công nhận tính hợp pháp của di chúc đó. Vì vậy, thẩm quyền chứng thực di chúc phải do người không liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết. Cụ thể theo Điều 637 của bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Như vậy. Công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND cấp xã/phường phải không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì mới được quyền công chứng, chứng thực di chúc.